Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020


Hướng dẫn lái xe ô tô số tự động an toàn


Chỉ dùng chân phải điều khiển ga và thắng, để số D hay về N khi dừng đèn đỏ, sử dụng số tay khi xuống dốc dài... là những chú ý khi lái xe hộp số tự động an toàn...


Hộp số tự động trên xe ô tô ngày càng phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ tính tiện dụng, thoải mái khi vận hành. Vì thế có khá nhiều những thắc mắc xoay quanh việc sử dụng một chiếc xe ô tô số tự động như thế nào để đảm bảo tính vận hành ổn định và bền bỉ của hộp số. Dưới đây là những điều mà người lái xe số tự động cần chú ý để lái xe an toàn và giữ cho xe số tự động hoạt động ổn định trong thời gian dài.

Hướng dẫn lái xe ô tô số tự động an toàn - Ảnh 2 Hướng dẫn lái xe ô tô số tự động an toàn - Ảnh 3

Các ký hiệu trên cần điều khiển số hộp số tự động


P (Park) - chế độ đỗ xe - sử dụng khi dừng đỗ xe lâu
R (Reverse) - Số lùi - dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe
N (Neutral) - chế độ số mo, ngắt truyền động hộp số - sử dụng khi cần kéo xe cứu  hộ
D (Drive) - Số tiến - dùng để xe di chuyển về phía trước
Các ký hiệu chế độ điều khiển số tay trên xe hộp số tự động (tuỳ dòng xe, thương hiệu có cách ký hiệu khác nhau

M (Manual) - Chế độ số tay - có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc
S (Sport) - Chế độ lái thể thao
+/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng - giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số
D1, D1, D3 (số tiến 1-2-3) - Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3
L, L1, L1 (Low) - Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn
Hướng dẫn lái xe ô tô số tự động an toàn - Ảnh 4 Hướng dẫn lái xe ô tô số tự động an toàn - Ảnh 5

Thiết kế cần chuyển số thông thường được bố trí theo kiểu cần số thẳng với các vị trí số P,R,N,D nằm trên đường thẳng hay cần số zigzac với các vị trí số nằm trên đường zigzac. Ngoài ra còn có kiểu cần số dạng tròn (Jaguar-Land Rover) hay cần số dạng treo trên vô-lăng (Mercedes), nút bấm...


Những chú ý khi lái xe ô tô số tự động


Khởi động động cơ xe số tự động


Cần số nằm ở vị trí số P (số đỗ)
Đạp phanh chân (hạ phanh tay nếu có sử dụng trước đó)
Khởi động động cơ
Một vài dòng xe không bắt buộc phải đạp phanh chân khi khởi động hay có thể để cần số ở vị trí N khi khởi động nhưng tài xế nên tập và thường xuyên thao tác số P-Đạp phanh- khởi động như một thói quen để đảm bảo tính an toàn.

Di chuyển với xe hộp số tự động


Chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh khi lái xe số tự động (chân trái nghỉ, không sử dụng khi đi xe số tự động). Gót chân phải luôn đặt ở vị trí bàn đạp phanh và di chuyển mũi chân để tăng  gia khi cần thiết. Điều này giúp người lái phản ứng đạp phanh nhanh hơn trong trường hợp khẩn cấp.


* Trường hợp khẩn cấp khi di chuyển với xe số tự động


Trong các trường hợp xe mất phanh, kẹt ga khi xe đang chạy ở tốc độ cao, tuyệt đối không được tắt động cơ bởi khi động cơ tắt đi thì người lái sẽ rất khó để điều khiển vô-lăng đi đúng hướng dễ dẫn đến tai nạn

Xe mất thắng: Với xe số tự động bị mất thắng người lái cần chú ý

Không tắt động cơ, vẫn để động cơ hoạt động bình thường
Chuyển cần số về số tay để điều khiển về cấp số 1-2-3 để hãm tốc độ xe bằng phanh động cơ
Khi tốc độ đã giảm đáng kể thì kéo phanh tay từ từ để giảm tốc độ xe
Dừng xe.
Nếu trên đường thẳng có thể chuyển cần số về N để ngắt truyền động giúp tốc độ xe giảm từ từ

Nếu xe chạy trên đường dốc thì tuyệt đối không chuyển cần số về N vì không thể giảm tốc độ xe do xe chạy theo quán tính, hãy tìm cách giảm tốc độ xe bằng động cơ (chuyển về số 1-2-3), cho xe áp sát vào vách núi, đường lánh nạn để dừng xe

Xe kẹt ga

Trong trường hợp xe bị kẹt chân ga, người lái có thể điều khiển xe như sau để đảm bảo an toàn

Không tắt động cơ, vẫn để động cơ hoạt động bình thường
Chuyển cần số về N để ngắt truyền động, đảm bảo xe không tiếp tục chạy nhanh hơn
Dùng chân phanh giảm tốc độ từ từ cho đến khi dừng hẳn ở vị trí an toàn


Dừng đèn đỏ khi lái xe số tự động


Nếu dừng nhanh thì vẫn để cần số ở vị trí D, giữ chân phanh nếu đường dốc
Nếu xe dừng lâu có thể chuyển cần số sang vị trí N và kéo phanh tay
Không chuyển cần số về vị trí P vì trong trương hợp xe bị đâm phía sau khi đang dừng đèn đỏ sẽ gây hại cho hộp số. Ngoài ra một vài xe trang bị tính năng khoá cửa tự động, khi về P cửa xe sẽ unlock khiến kẻ gian dễ dàng đột nhập vào xe.

Đi đường đèo với xe số tự động


Lên dốc, đi lên đèo thì có thể để cần số ở vị trí D hay chuyển sang chế độ số tay để tự điều khiển các cấp số. Để thoải mái nhất người lái nên để cần số ở D, việc tính toán các cấp số phù hợp đã có hệ thống điện tử điều khiển.
Xuống dốc, đi xuống đèo người lái nên chủ động chuyển sang số tay, tự điều khiển các cấp số cộng trừ 3-2-1 để hãm tốc độ bằng động cơ, hạn chế đạp phanh chân nhiều để đảm bảo an toàn
Tuyệt đối không tắt máy xe, chuyển số về N thả trôi dốc để tiết kiệm nhiên liệu vì điều này khiến bạn khó điều khiển vô-lăng đúng hướng (tắt máy trợ lực lái không hoạt động, vô-lăng rất nặng không đánh lái được), tốc độ xe tăng nhanh khi chạy theo quán tính, không thể hãm tốc độ bằng động cơ mà phải dùng phanh chân nhiều, nếu đạp phanh quá lâu sẽ dẫn đến tình  trạng mất phanh, rất nguy hiểm

Hướng dẫn lái xe ô tô số tự động an toàn - Ảnh 6

Dừng đỗ xe với xe số tự động


Các bước đỗ xe an toàn khi lái xe số tự động (đường bằng và đường dốc) người lái cần tập thói quen

Đạp phanh chân
Chuyển cần số về N
Kéo phanh tay
Chuyển cần số về P và nhả phanh chân
Điều này sẽ giúp hộp số bền hơn, hạn chế ma sát các chi tiết cơ khí bên trong hộp số

Tất cả những hướng dẫn và chú ý trên khi lái xe số tự động sẽ giúp bạn biết được những điều nên và không nên làm cũng như cách xử lý các tinh huống nguy hiểm khi lái xe hộp số tự động. Để đảm báo lái xe an toàn, bạn nên thường xuyên luyện tập, trao dồi các kỹ năng lái xe và đặt biệt là tuân thủ đúng các quy định pháp luật giao thông đường bộ.

Chúc các bạn lái xe an toàn...

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2, hiểu để chọn đúng loại



Sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2, hiểu để chọn đúng loại


Bằng lái xe B1 và B2 là hạng Giấy phép lái xe ô tô phổ biến hiện nay. Nhưng các loại này dễ bị nhầm lẫn với nhau khiến cho không ít người gặp khó khăn khi đăng ký học thi bằng lái xe.

3 loại Giấy phép lái xe hạng B

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B gồm 3 loại: B1 số tự động, B1 và B2. Cụ thể,

Sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2, hiểu để chọn đúng loại

Bằng lái xe B1 và B2 là hạng Giấy phép lái xe ô tô phổ biến hiện nay. Nhưng các loại này dễ bị nhầm lẫn với nhau khiến cho không ít người gặp khó khăn khi đăng ký học thi bằng lái xe.

3 loại Giấy phép lái xe hạng B

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B gồm 3 loại: B1 số tự động, B1 và B2. Cụ thể,
- Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển các loại xe:
+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.
- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
- Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Điểm giống nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Các loại Giấy phép lái xe nêu trên đều có điểm chung sau:
- Điều kiện học và thi bằng lái xe:
+ Phải là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
+ Đủ 18 tuổi - tính đến ngày dự sát hạch lái xe, đủ sức khỏe, trình độ văn hóa (Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008).
- Loại xe được điều khiển:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (riêng B1 số tự động là xe số tự động), kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Điểm khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2
 

Tiêu chí
B1 số tự động
B1
B2
Thời gian đào tạo
476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340)
556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420)
588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)
Loại xe được điều khiển
- Chỉ được điều khiển xe số tự động
- Không được hành nghề lái xe (taxi, taxi tải…)
- Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động
- Không được hành nghề lái xe
- Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động
- Được hành nghề lái xe
Thời hạn sử dụng
Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.
Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.
Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
10 năm, kể từ ngày cấp

Mỗi bằng lái xe có tính chất khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân mà lựa chọn thi bằng phù hợp. Hiểu được sự khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2 sẽ có thể dễ dàng lựa chọn được loại bằng thích hợp.
Xem thêm : Đăng ký học lái xe ô tô B1 B2